Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Hai câu lục bát được hiện đại từ ca dao


Hai câu lục bát được hiện đại từ ca dao
                                                                     (Hải   xuân  ) 

      "Mắt  nào  tiện  chũm  cau  non
 Yếm đào  nào để  cho mòn  mắt  xanh  "
   Đôi mắt  "người ta " hai nét mày  cong thanh tú  với  hai cặp mi  "rợp bóng  cờ bay  "huyền ảo 
Lung linh là thế  "người ta " có cảm  ,  có thương  "người  ta  "   liếc  tình  cho mà yêu  , nỡ lòng
Nào đi ví   "cửa sổ tâm hồn "   của " người ta "sắc như dao cau thì  thật là  ... người  chả có máu
Yêu chút  nào!
    Con trai  các người xưa cũng như nay luôn ác ý , coi thường phụ nữ quá thể !  mắt  "người ta "
Có sắc  là sắc cái ánh nhìn , "người ta có nhìn   ,có liếc ...  "người ta "   có mắt "người ta phải 
Nhìn  , phải liếc . nhìn  ,liếc  sắc thế  ,có  sắc  nữa cũng  chưa cưa đứt môi ,đứt má  ai đâu mà ví 
Von  ,so đọ nọ kia   . nếu  "người ta  "thấy  người  , thấy  mặt  lại ngoảnh đi  không  thèm liếc 
Không   thèm nhìn , sẽ nghĩ  "người ta "  kiêu  ,  "người ta cao giá  , có khi lại ví mắt "người ta "
 Mắt  diều   ,  mắt quạ cũng  nên  ?! kiểu gì cũng  chê  , cũng  so sánh được   . chán mớ  đời cho
Cái miệng chum , miệng  vại  đàn  ông  ...!
    Khi đọc  hai câu thơ   :  " Mắt nào  tiện chũm  cau  non   /Yếm đào nào để cho mòn mắt xanh"
Của  Nguyễn Công Toàn trong tập thơ  ( Thơ tình ngõ phố  )  nhà  xuất bản Thanh Niên
2005  -tôi giật mình  nhớ  lại thời trẻ đã  vô duyên đi mượn câu ca dao : "Con mắt em liếc như là
Dao cau   "   để trêu  một cô gái  đỏng  đảnh  , liền bị cô ta  "ra đòn  "   dồn  cho một thôi một hồi
như trên    . từ đó  hễ  cứ  gặp những  " đôi mắt  em liếc như là dao cau  "   là tôi lại  "len  lén cúi
Đầu tay  xách gói  " (Thơ Tố  Hữu  )   rồi  nhanh "chân quốc  chạy qua bờ   "  (thơ Tâm  Tâm )
lao  đi tìm  bụi rậm  !
    Ca dao xưa ví  mắt  người con gái liếc như là dao cau  , mới  là liếc  chứ chưa thể  căt cứa gì ,
Cách  ví von phi  thực ẩn ý  trêu đùa  cô gái  có  đôi mắt sắc   .
     Ngày nay   Nguyễn Công Toàn  thực tế hơn , đã là dao phải  tiện được chũm  cau   ,chũm  cau  non tiện càng  ngọt  .
      Về Yếm  đào  ,Yếm đào   "người ta  "  ở nơi  kín  lắm , mãi trong mấy  lần  áo  tứ  thân cơ ,  có nhìn được may lắm chỉ  là nhìn mấy cái  dải  buộc múi  sau  gáy là cùng ."trộm xem em tắm  "  
(thơ Bạch  Văn  Ùi  )  bao giờ mà đến  nỗi  " mòn  mắt  xanh  "  như thế ? trước  lễ hội vui thế ,thì
Đùa  một câu như thế cho vui  .Mắt dao cau  ,  đôi má  hồng  ,dải yếm  đào (xưa  ) của con gái sẽ
Là  đề tài  muôn đời  cho các  chàng trai vắt  óc  làm thơ.
      Khi  bắt  gặp ánh mắt  liếc mình , có thể  đó là ánh mắt  của  một tình yêu cháy bỏng mà mình sắp  được nhận  ,  được trao ,được yêu hết mình  ,  được thương hết mình từ nửa kia thế giới mà
mình đang dày công  tìm  kiếm   ,  chỉ việc mở lòng đón  nhận  , ai  không  sẵn  lòng nhận  ,  đó  là người khờ   .không muốn  là người  khờ thì đừng ví mắt  " người ta  " sắc   như là dao cau kẻo
"  ăn đòn "  có  khi   .chỉ  nên như  Nguyễn Công Toàn   khéo léo   ,  thủ  thỉ , kín   kẽ  : ( Mắt nào
Tiện chũm  cau non )  là  đủ  .nhỡ  có bị   "người  ta  " mắng  còn có cách gỡ thế diện   !
     Viết  chưa kín trang giấy khổ A4  thì một ông bạn  thơ đến chơi   , tôi đưa  bạn xem thử  . đọc  xong   ông ta cự  : "  có  hai câu thơ mà ông lan man ra lắm chuyện rắc  rối  " .
     Tôi  cự  lại  :
    -Ông đọc bài thơ  ( Những Cửa  Chớp ) của  A ra Gon  chưa ? cả bài thơ chỉ lặp lại hai từ  :
     "  Cửa chớp  Cửa Chớp  Cửa Chớp
                         Cửa Chớp  Cửa chớp Cửa chớp
         Cửa chớp cửa chớp Cửa chớp  Cửa chớp
         Cửa chớp Cửa chớp Cửa chớp Cửa chớp
                         Cửa chớp Cửa chớp Cửa chớp
                         Cửa   Chớp  ?
Cả Âu  lẫn Á  nhiều người đã bình  bài  thơ này . trên báo  thơ  số   7  + 8  tháng  1   ,  2  năm 2004
Nhà báo Nguyễn Chí Tình  cũng bình  rất hay  ,  ông  đọc  chưa ?còn  tôi , tôi bình hai câu thơ  của
 Nguyễn  Công Toàn   là có   lý  của  Tôi! 
        Hai từ  "Cửa chớp  "liên tục tạo nên  sự  bức bối khi đứng  trước một ngôi nhà các cửa ra vào
khép kín bưng  ,  chí  còn  biết ngước nhìn  lên các cánh cửa chớp với  hy vọng  cánh " Cửa chớp "
nào  đó  của ngôi nhà mở ra   để ta gọi to cho người trong nhà nghe thấy    , ra mở cửa cho vào   .
Chờ mãi  chẳng thấy  cánh   "Cửa chớp  " nào mở  cả  . mọi hy  vọng nguội lạnh trước những bức tường  với những cánh  "Cửa  chớp  " đóng  im ỉm như vây  hãm  khủng bố  tinh thần trong nỗi   chờ đợi mệt mỏi   rã rời   !
       Bài  thơ   có  cấu trúc đặt câu  theo ẩn ý...đến câu thứ 6 tác giả gieo hai  tiếng  "Cửa chớp  "
gây hẫng mạch thưởng thức   ,  bắt ta phải kiên nhẫn  đọc cho hết để  khám phá . để bị vây hãm  giữa ma trận  cửa chớp  ,   cửa chớp  , cửa chớp  ... lặp đi  lặp  lại  .đó là thủ pháp nghệ thuật thơ
Siêu thực đặc biệt của  A  ra Gon .
        Trở lại với thủ  pháp nghệ thuật của câu thơ mắt  "liếc như  là  dao cau   " đặc trưng hình tượng nghệ thuật  ca dao Việt  mà  Nguyễn  Công Toàn  kế thừa để hiện  đại hóa  hai   câu thơ của anh từ ca dao  tạo hiệu quả mở   , khơi gợi một cách  lấp lửng  ,   vừa xa , vừa gần  ,  vừa như hỏi   , laị chẳng ra hỏi  ai   . kết từ   "nào "   - (hư từ  ) được dùng ở câu   lục rất  đắc  dụng ,  làm  cho câu thơ  có   sức  nặng  đẩy tứ thơ vút   lên  .   câu   bát   ý   thơ thì  đắt nhưng   lại đặt ba kết  từ
:(  nào  ,  để   , cho ) làm  giảm  tổn các từ  :  (mòn   mắt xanh  )  được dùng khá đắt  sau đó   .  một lần  chúng tôi ngồi  bàn   về hai  câu thơ hay trên   của  Nguyễn Công  Toàn   ,   anh   Đỗ Quyết
Có ý  đổi kết từ : " cho "   bằng  đại   từ   "anh "  . theo tôi anh  Đỗ Quyết  có   lý  .    vừa  bớt  một hư từ mà tâng  câu thơ có  hồn  hơn   ,  lãng   tử   hơn   .
       Nói   gì  thì   nói   ,nếu  không  có  ánh  mắt " liếc  như là dao  cau  "   của những người  con gái
Thế giới  này sẽ trở  nên   nhạt  nhẽo   ,  buồn  tẻ   ,  cô đơn   ,  thiếu   thốn   biết   chừng  nào  ?!

                                                                                                                          Hải   Xuân 


1 nhận xét:

  1. "Mắt nào tiện chũm cau non
    Yếm đào nào để cho mòn mắt xanh "

    Câu thơ ý nhị mà đằm thắm, tinh tế mà ngọt ngào, ý tại mà ngôn ngoại, rất "thơ"!

    Trả lờiXóa